Chạy Trail và những lưu ý khi chọn đồ
Chạy Trail là gì?
Chạy trail hay còn gọi là chạy bộ địa hình thường là chạy bộ ở những địa hình không bằng phẳng và ngoài thiên nhiên, rừng núi, chủ yếu trên các đường mòn của dân địa phương và người leo núi dã ngoại. Khác với chạy bộ đường bằng (road running), chạy trail đòi hỏi sự chủ động về trang bị nhu yếu phẩm cá nhân và sự an toàn tối thiểu vì sự hỗ trợ dọc đường thường không có sẵn. Ngoài ra chạy trail mang lại trải nghiệm không thể có ở trong phòng tập hay chạy trong thành phố là không khí trong lành và cảnh quan tuyệt vời và cả văn hoá địa phương
Những năm gầy đây chạy trail phát triển mạnh và là môn thể thao cuốn hút và hấp dẫn bởi nhiều cự ly siêu việt dã (ultra marathon). Sự phát triển và hấp dẫn của chạy trail diễn ra ở Bắc Mỹ, Châu Âu, và Châu Á. Ở Việt Nam chúng ta biết đến những giải chạy trail lớn ở những vùng núi như: VMM Sapa, VJM Pù Luông, VTM Mộc Châu, DLUT Đà Lạt...
A. Hiểu và Chọn giày chạy Trail phù hợp
Giày chạy Trail là một trong những yếu tố quan trọng nhất và dành được nhiều sự quan tâm nhất từ runners khi tham gia chạy trail. Với địa hình không bằng phẳng, kết hợp nhiều loại bề mặt địa hình, yếu tố thời tiết luôn khiến runners do dự khi chọn cho mình một đôi giày chạy trail tốt và hiệu quả
A1. Chọn Form giày (dáng giày, size giày)
Nói đúng hơn ở việc chọn lựa giày chạy bộ thì chúng ta nên chọn một đôi giày có thiết kế dáng giày phù hợp với chân mình. Mỗi người sinh ra đều có những đặc điểm duy nhất, và cấu trúc bàn chân cũng vậy
Một đôi giày chạy trail cần tạo cảm giác rộng rãi bề ngang, ôm tốt phần vòm chân và ôm khít phần gót chân nhằm tránh tình trạng trượt & lật gót khi chạy qua các địa hình
Giày chạy trail cần phần chân trước dư hơn so với cách chọn giày chạy road để tránh tình trạng nở của các ngón chân và không gian phần mũi dư đủ khi downhill. Hầu hết mọi người chạy trail đều khuyên chọn đôi giày có độ rộng từ đầu ngón chân đến thành giày ít nhất từ 1 - 1.5 size (hoặc tối thiểu dư 1cm từ mũi giày tới mũi chân)
Nên chọn giày với khoảng cách dư tới mũi giày tầm 1.0 - 1.5 size - khoảng cách an toàn cho chạy Trail ngay cả khi down hill (xuống dốc)
A2. Phần đệm (thuật ngữ phổ biến cushioning/ cushion)
Giống như giày chạy road, giày chạy trail cũng có nhiều độ dày và công nghệ đệm của midsole (midsole là phần đệm giữa chân và đế ngoài của giày). Mục đích của phần đệm là giảm chấn, tăng độ hoàn trả lực, tối ưu sự thoải mái và giảm thiểu chấn thương lên đôi chân
Những hãng giày khác nhau đều đưa ra những khái niệm thiết kế khác nhau và nhiều công nghệ mới đáp ứng nhu cầu của trail runners cũng như đưa ra công cụ tốt nhất để ultra runners đạt những cự ly xa nhất, an toàn nhất với thành tích tốt nhất
A3. Độ bám (Traction)
Độ bám là yếu tố quan trọng nhất của tất cả các đôi giày chạy trail - khi chúng ta đối mặt với nhiều loại địa hình khác nhau. Công nghệ đế phổ biến và có thể nói là đáng tin cậy nhất là công nghệ đế Vibram. Hẳn bạn sẽ thấy rất nhiều model giày từ những hãng nổi tiếng khác nhau đều có logo Vibram ở dưới đế. Thực tế những hãng đó đều mua công nghệ và phần đế của Vibram để nâng cao hiệu năng và độ tin cậy của mẫu giày
Một số công nghệ đế nổi tiếng được ứng dụng trong giày chạy Trail như Vibram (phổ biến nhất),
Michelin, Continental đều là những thương hiệu hàng đầu thế giới về lốp xe và đế giày, hoặc những công nghệ phát triển độc quyền của mỗi hãng
A4. Sự bảo vệ (Protection)
Đây là sự khác biệt lớn giữa giày chạy road và trail, trong khi chạy road bạn không phải quan tâm tới thứ gì có thể làm bạn tổn thương trên những con đường trống trơn, thì Trail là một khái niệm hoàn toàn khác, mọi thứ bạn đều không thể đoán trước và kiểm soát 100% được. Đó là những con đường mòn lần đầu tiên bạn chạy, rất nhiều vật cản, vật sắc nhọn có thể làm tổn thương chân bạn. Vì thế ngoài những yếu tốt về độ linh hoạt trong chạy bộ những dôi giày trail còn phải chú trọng tăng cường sự bảo vệ cho đôi chân của bạn khi di chuyển vào những cung đường off-road
Có khá nhiều yếu tố về sự bảo vệ mà các vận động viên cần quan tâm khi tìm mua một đôi giày chạy trail. Đầu tiên là đôi giày có rock plate (một đĩa mỏng thường làm từ vật liệu cardbon hoặc nhựa TPU đặt ở giữa phần midsole) giúp bảo vệ, tránh tổn hại bàn chân khỏi đá sắc nhọn và những vật đâm xuyên từ dưới đất. Những đôi giày Trail có trang bị Rock Plate thường có độ an toàn cao hơn, nhưng bù lại sẽ có trọng lượng lớn hơn và kém linh hoạt hơn một chút. Tuy nhiên một số hãng tin rằng một midsole dày cùng bộ đế chắc chắn đủ sức bảo vệ bàn chân, thường những đôi giày như thế này thường phải có độ đệm tương đối dày và êm, và outsole (phần đế cao su ngoài cùng) cũng rất bền bỉ và chắc chắn
rock plate được trang bị ở Altra Lone Peak 4.0
Toe guard (phần cao su gia cố đặt ở mũi giày) là thứ không nên thiếu, nó bảo vệ chân trước những va chạm không thể tránh khỏi với vật cản trên đường trail
Hầu hết các đôi giày chạy bộ cũng cung cấp bảo vệ bằng một miếng đệm chân được gia cố và các bên chống mài mòn. Đường trail càng nhiều đá và độ khó cao, bạn càng muốn nhiều sự bảo vệ từ đôi giày. Tuy nhiên càng nhiều sự bảo vệ thì trọng lượng càng tăng, đó là điều mọi người nên cân nhắc khi chọn cho mình một giày chạy trail ưng ý
B. Kiểu giày Trail phổ biến
Giày chạy Trail thường được phân loại thành 4 kiểu sau:
B1. Trail Nhẹ
Một số dòng Trail nhẹ điển hình, thường có vân đế khá nhẹ nhàng, lý tưởng với địa hình trail không quá phức tạp, và thời gian luyện tập không quá dài. Việc tập luyện bằng những dòng barefoot hoặc minimal cũng giúp ích nhiều để phát triển nhóm cơ phục vụ những cự ly trail chạy dài
B2. Đa địa hình
Đây là một kiểu địa hình trail phổ biến ở Việt Nam, khi mà quãng đường dài thường trải qua những đường trail dốc của sườn núi, những đoạn đường đất đá, đường cỏ, lá, bùn và thậm chí qua những quãng đường dân sinh trải bê tông
Một số những đôi giày trail đa địa hình tiêu biểu được Running Warehouse liệt kê
B3. Nền đất cứng
Địa hình nền đất cứng (thuật ngữ Hard Ground - HG) gồm nhiều địa hình off-road khô, gồ ghề, sỏi đá, đá granite, đá răm. Giày thiết kế cho dạng địa hình này thường chú trọng vào cushion (đệm) ở midsole và vân đế (outsole lugs) không quá dài, thường ở mức 2 - 4mm
Một số mẫu giày Hard Trail tiêu biểu được giới thiệu bởi Running Warehouse
B4. Nền đất mềm
Khác hoàn toàn với nền đất cứng, nền đất mềm thường có sự xuất hiện của bùn, lầy, và độ ẩm cao dễ trơn trượt. Để khắc phục địa hình này, những đôi giày thiết kế cho dạng địa hình này thường có vân đế sâu (4 - 5mm) để đảm bảo độ bám tốt trên những đoạn lên và xuống dốc, giúp cơ thể giữ thăng bằng tốt
Những đôi giày Soft Trail tiêu biểu được Running Warehouse giới thiệu
C. Những trang bị khác cần thiết khi chạy trail
Có thể bạn là người mới, những trang bị tối giản cần thiết cho buổi tập luyện và tham gia chạy trail là vừa đủ. Còn đối với những trail runners với kì vọng thành tích cao và cự ly xa việc lựa chọn đồ tham gia chạy trail được cân nhắc rất kỹ
Cùng tham khảo check list (danh sách) những vật dụng cần thiết cho những cự ly 10km - 100km được xây dựng và tham khảo nhiều vận động viên có kinh nghiệm thực tế
1. Giày chạy Trail: các bạn có thể chọn giày có độ phù hợp cao với mình và đường chạy với hướng dẫn hữu ích ở trên
2. Đồng hồ GPS: bạn có thể lựa chọn giữa các thương hiệu như Garmin, Coros. Đồng hồ sử dụng để chạy trail nên có thời lượng pin đủ dài để bạn có thể hoàn thành cự ly chạy trong nhiều giờ và không cần sạc. Phần cứng của đồng hồ cần đủ bền và cứng cáp, có khả năng chịu được các va đập có thể gặp phải trên đường trail (viền kim loại, mặt kính sapphire,...). Ngoài ra, đồng hồ cần hỗ trợ tính năng dẫn đường cơ bản để bạn có thể không bị lạc đường
Các dòng đồng hồ của COROS có thời lượng pin GPS vượt trội, cho phép bạn thoải mái chạy mà không phải đem thoe sạc dự phòng
Tham khảo thêm về các sản phẩm của COROS: So sánh các dòng đồng hồ COROS
3. Quần chạy Trail:
Quần sử dụng khi chạy trail cần nhẹ thoát nước, mồ hôi tốt, nhanh khô, không gây khó chịu cho người mặc trong nhiều giờ đồng hồ. Vấn đề không chỉ nằm ở công nghệ vải, các quần sử dụng cho chạy trail thường dùng công nghệ ép nhiệt hoặc dệt không đường may (seam-less) để hạn chế tối đa chaffing (hiện tượng da cọ sát với quần áo trong thời gian dài gây ngứa, đỏ da, thậm chí chảy máu,....). Ngoài các loại quần shorts, bạn có thể chọn các loại quần bó cơ compression. Đồ bó cơ có thể giúp hỗ trợ các nhóm cơ khi chạy và hồi phục nhanh hơn.
Quần chạy bộ T8 với công nghệ vải nhanh khô, ép nhiệt, hạn chế tối đa hiện tượng chaffing. Túi lưới đựng điện thoại, nước, gel,...
4. Áo chạy:
Bạn có thể sử dụng áo chạy hàng ngày, áo của giải.. là những áo có tính chất mau khô, thoáng khí, thoát nhiệt tốt. Ở phân khúc cao cấp có những dòng áo chạy trail chuyên dụng. Trong những điều kiện khắc nghiệt áo chuyên dụng cho chạy trail sẽ phát huy tác dụng tốt hơn. Ví dụ như chiếc áo Compressport Postural Top có thêm công nghệ ổn định nhiệt giúp cơ thể có sức chịu đựng tốt hơn trong điều kiện khắc nghiệt
5. Vest chạy Trail:
Vest chạy gần như là trang bị bắt buộc ở các giải chạy địa hình lớn cho các cự ly 42km trở lên, với thời gian di chuyển chính từ 6 - 30 tiếng
Để chọn mua vest chạy bạn có thể nghiên cứu kỹ thông tin sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng, cự ly thi đấu hoặc nhờ nhân viên tư vấn - họ là những người am hiểu sản phẩm và có kinh nghiệm, chắc chắn sẽ cho bạn thông tin hữu ích
6. Belt (đai) chạy Trail:
Belt chạy trail là một trang bị cần thiết ngay cả khi có vest hoặc không, có thể mang bình nước mềm, là nơi gắn gậy hiệu quả
7. Bình mềm softflask:
Bình mềm hiệu quả, gọn, chiếm ít không gian, thân thiện với môi trường, sử dụng nhiều lần và an toàn khi đựng nước uống
8. Năng lượng, điện giải (nutrition & hydration) đây là phần rất quan trọng với ultra runners. Tham khảo bài viết chi tiết về Nutrition và Hydration tại đây
9. Gậy chạy Trail: cần thiết cho những cự ly xa và độ cao chênh lệch lớn (elevation gain) giúp trợ tải cơ thể lên đôi chân khi leo dốc, hạn chế căng cơ và chuột rút hiệu quả hơn
10. Mũ chạy dạng thường hoặc visor (trọng lượng nhẹ, chất liệu không giữ nước, khả năng chống nắng và UV hiệu quả)
11. Điện thoại và SIM: thiết bị thiết yếu cho phần lớn những runner khi di chuyển vào cung đường ít người sinh sống, cần thiết khi bị lạc, cần trợ giúp và hoạt động tìm kiếm cứu trợ
- Điện thoại: Đôi khi smartphone của bạn sẽ là một món đồ tiện dụng, có thể check in, chụp hình, quay phim nhưng hầu hết những chiếc smartphone này có trọng lượng cao, sẽ nhanh chóng hết pin khi sử dụng thường xuyên. Một số runners ưu tiên tốc độ và tối giản trọng lượng chọn cho mình những chiếc điện thoại nhỏ gọn (như nokia 1100i) với thời lượng pin nghe gọi lên tới cả tuần
- SIM: Ở một số giải trail nước ngoài họ khuyến cáo trail runners nên mang theo 2 - 3 SIM của những nhà mạng khác nhau. Điều này cực kỳ hữu ích khi địa hình vùng núi đôi khi chỉ có một số mạng phủ sóng được
12. Vaseline, kem chống nắng: tưởng chừng như phụ kiện không cần thiết nhưng vaseline là chất bôi trơn hữu hiệu cho những runners chạy cự ly dài, vaseline giúp bôi trơn lách, những khe ngón chân, bẹn...rất hiệu quả. Kem chống nắng cần thiết cho chị em bảo vệ làn da nhạy cảm khi thời tiết nhiều nắng
13. Tất chạy trail hoặc tất 5 ngón: 2 thương hiệu tất 5 ngón đình đám mà trail runners cực ưa chuộng là INJINJI (US) và Yamatune (Japan)
14. Áo gió/ áo mưa: cần thiết khi giải diễn ra trong thời tiết lạnh, nhiều sương, mưa phùn và thời tiết xấu), có thể đựng gọn áo mưa trong vest chạy và belt chạy
15. Kính chạy bộ/ kính cận sơ cua: Kính chạy bộ nhẹ, bám tốt, phân cực giúp tầm nhìn tốt hơn, chống nắng hiệu quả
16. Đèn đeo đầu/ đèn pin và pin: Đèn đeo đầu bắt buộc ở nhiều cự ly dài như 42km - 100km, tuy nhiên runners ở cự ly 42km vẫn được khuyên dùng khi xuất phát quá sớm hoặc có thể về trong đêm tối khi bị chấn thương, cũng như cách báo hiệu hiệu quả.
17. Khăn đa năng mồ hôi: lau mồ hôi, che cổ, che đầu đa năng
18. Ống tay, Bó đùi, Bó Caft: ống tay chống nắng, giảm cọ xước trực tiếp với cây cối, Bó đùi và caft cần thiết với nhiều runners giúp bó chắc cơ, tránh cơ lắc ngang gây mỏi cơ sớm hơn, chống cọ xước với cây cỏ trên đường chạy. Bó calf 2XU và Compressport ở phân khúc cao hơn nhưng có những hiệu quả tốt hơn
19. Tiền lẻ: một vài trăm nghìn tiền lẻ luôn mang lại sự yên tâm trong quá trình di chuyển với bất kỳ sự cố gì có thể diễn ra
20. Còi báo hiệu: cần thiết cho việc báo hiệu cứu nạn, lạc đường. Thường còi báo hiệu được tích hợp sẵn trên các vest chạy trail. Bạn vẫn nên kiểm tra kỹ nếu còi không bao gồm trên vest thì nên cần sắm thêm.
Ở Activ, đội ngũ tư vấn viên đều là runners (từng tham gia 21km, 42km, 70km, 100km, 170km) am hiểu sản phẩm có khả năng tư vấn đầy đủ cho các bạn về những set đồ chạy trail
Refer tới bài viết Những giải chạy Trail Nổi tiếng thế giới
Refer tới bài viết Top những giải Marathon ở Việt Nam
--
By Running Advisor Team at Activ Store
Nguồn tham khảo:
https://www.runnersworld.com/gear/a22115120/best-trail-running-shoes/
https://www.runningshoesguru.com
https://www.runningwarehouse.com/