Hướng dẫn chọn giày chạy bộ phù hợp

Hướng dẫn chọn giày chạy bộ phù hợp

Dù bạn là người chạy vì sức khỏe hay có kế hoạch tập luyện cho cự ly marathon hoặc xa hơn, một đôi giày chạy phù hợp sẽ cung cấp cho bạn một sự hỗ trợ tốt nhất không chỉ cho bàn chân mà cả toàn bộ cơ thể

1. Giày Chạy Bộ

Giày chạy bộ được thiết kế với công nghệ chuyên dụng hỗ trợ cho môn chạy bộ - môn thể thao có chuyển động lặp lại nhiều lần. Không giống như giày sneakers hoặc các môn thể thao khác, giày chạy bộ được thiết kế để tránh những chấn thương từ chuyển động lặp lại liên tục của bước chạy bằng những công nghệ đệm giảm sốc dưới đế cũng như hỗ trợ đẩy người chạy về phía trước dễ dàng hơn

Giày chạy bộ có thể coi là một phạm trù thật rộng lớn và phong phú, nhất là đối với người mới chạy bộ, đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy có quá nhiều sự lựa chọn để chọn một đôi giày phù hợp. Hiểu được điều đó, team Activ tổng hợp những cách tiếp cận sau sẽ giúp bạn thu hẹp sự lựa chọn của mình

Những lợi ích chính giày chạy bộ sẽ mang lại khi bạn chọn được đôi giày phù hợp 

  • Giảm chấn thương
  • Tăng hiệu năng đúng với mục đích tập luyện và thi đấu
  • Sự thoải mái và thích thú hơn mỗi km chạy bộ

Phân loại giày theo địa hình: Bạn lưu ý rằng giày chạy sẽ phân ra 2 loại dựa theo địa hình: Đường phẳng (tên gọi quen thuộc: giày chạy bộ, giày chạy marathon hay giày chạy road ) và Đường mòn (tên gọi quen thuộc: giày chạy trail hay giày chạy địa hình). Để có sự tập trung vào giày chạy bộ nên Giày chạy địa hình sẽ được phân tích ở một topic riêng

2. Phân loại Giày Chạy Bộ

Giày chạy bộ được nhóm thành 2 loại chính theo mục đích thiết kế cũng như sử dụng: Giày chạy hàng ngày, và Giày chạy nhẹ 

Giày chạy hàng ngày (Everyday running shoe, hay còn có một tên ngắn gọn khác là daily trainer)

Là dòng giày chạy đa năng nhất

Dòng giày phổ biến cho tất cả mọi người chạy bộ và phù hợp với hầu hết các bài tập luyện hàng ngày. Có thể nói dù là người mới chạy bộ hay những người chạy kinh nghiệm thì đều chắc chắn có một hoặc nhiều đôi giày chạy tập luyện 

 Đặc điểm: giày chạy hàng ngày có độ bền cao, kết cấu hỗ trợ đầy đủ nhất: Từ khóa gót chân, giảm chấn, bộ đế ngoài và đệm ở mức khá dày đáp ứng hầu hết các bề mặt: đường nhựa, vỉa hè, đường bê tông, đường công viên...Những đôi giày trainer này hoàn toàn có thể đáp ứng được những cự ly dài (long run) tuy không thể so sánh được với những phân khúc nhẹ hơn và trang bị công nghệ đĩa đệm 

Những dòng giày trainer nổi tiếng của các hãng có thể kể đến:
ALTRA: Torin
ASICS: Nimbus, Cumulus 
BROOKS: Glycerin, Ghost 
HOKA: Bondi, Clifton
ON: Cloud Monster 
SAUCONY: Triumph 

Giày chạy bộ nhẹ, tốc độ (Lightweight running shoe)  

Phù hợp nhất với bài tập tốc độ, mang đi ở các giải Marathon, cự ly 10km, 21km, 42k

Đặc điểm: Dòng này thường có trọng lượng nhẹ hơn đáng kể, độ nảy tốt hơn để phù hợp với những bài tập tốc độ, hoặc mang đi race những cự ly 21km - 42km. Đổi lại một số chi tiết thường bị cắt giảm so với dòng trainer phía trên như: Độ bền ở mức khá - thể hiện ở phần đế có thể nhanh mòn hơn

Những dòng giày lightweight nổi tiếng của các hãng có thể kể đến:
ALTRA: Rivera
ASICS: DS Trainer  
BROOKS: Launch  
HOKA: March 
ON: Cloud Flow  
SAUCONY: Kinvara  

Giày chạy tiệm cận racing (Phân khúc này tuỳ theo một số phân loại có thể là dòng racing hoặc dòng lightweight)  

Phù hợp nhất với bài tập tốc độ, và là một trong những sự lựa chọnthi đấu ở các cự ly: Half Marathon, Marathon 

Dòng này thường có trọng lượng nhẹ, độ nảy tốt, thiết kế tối ưu sức bật và cho hiệu năng cao hơn. Ở một số hãng, dù chưa phải là dòng giày chạy tốc độ nhất, nhưng cũng được trang bị những công nghệ cao như: đĩa đệm, hoặc công nghệ đệm tốt nhất của hãng giày đó 

Những dòng giày tiệm cận nổi tiếng của các hãng có thể kể đến:
ALTRA: Vanish Tempo (2022)
ASICS:   
BROOKS: Hyperion Elite   
HOKA:  
NB: Fuelcell TC
NIKE: Zoom Fly 

ON:   
SAUCONY: Endorphin Speed   

 

  • Độ êm và đệm của đôi giày chạy: Tùy vào cảm giác bạn muốn trải nghiệm một đôi giày êm đềm hay một đôi giày đế mỏng

 

  • Hiểu kiểu chân, kiểu đáp của mình: Nếu có cơ hội tiếp cận những máy đo chân hoặc phòng khám thể thao chuyên dụng thì đó là điều tuyệt vời để hiểu kiểu chân và phân tích chân của mình. Nếu không thì hẳn những store giày chạy chuyên dụng có thể giúp bạn hiểu điều này. Bạn có thể tham khảo bài viết về Độ Lệch Chân mà Activ đã tổng hợp và tìm cho mình những đôi giày phù hợp 

  • Stack Height và Heel-Drop

Bảng định vị giày chạy bộ

 

Một đôi giày chạy bộ không vừa chân có thể khiến bạn gặp khó khăn khi chạy, đau chân, khó chịu và thậm chí tiềm ẩn nguy cơ chấn thương

 Một số tips giúp bạn chọn đôi giày vừa chân

  • Buổi chiều tối là thời điểm tốt để thử giày, khi chân bạn cả một ngày dài vận động có xu hướng giãn nở nhiều nhất. Nên thời điểm này được cho là thời điểm vàng của mỗi ngày để thử một đôi giày mới có vừa chân không
  • Quy tắc ngón tay cái: Phần dư mũi giày cần thiết thường được đo bằng bề rộng ngón tay cái (khoảng cách từ mũi chân cho tới mũi giày)
    Cảm giác tổng quan khi đi giày cảm thấy rộng rãi vừa phải, không nên vừa khít, cũng không nên cảm thấy quá rộng rãi như bơi trong giày. Cảm giác tốt khi chạy thử vài chục mét trong khuôn viên có thể thử giày trong nhà
  • Hiểu thiết kế cũng như những chọn lựa về dáng giày và độ rộng bề ngang của giày

hướng dẫn chọn giày chạy bộ phù hợp

  • Hiểu về Giá và Chất lượng của Giày Chạy Bộ
    Phân khúc giá càng cao thường tỉ lệ thuận với công nghệ được trang bị càng nhiều và càng thoải mái, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cần phải mua đôi giày chạy bộ đắt nhất. Mức giá trung bình cho một đôi giày chạy bộ tốt dao động từ khoảng 100$ - 250$ (mức giá bán tương đương ở VN từ 2800k – 7500k). Nhưng phần lớn người chạy bộ thường chọn giày chạy bộ sử dụng hàng ngày ở mức giá tầm trung từ 110$ - 150$ (mức giá bán tương đương ở VN từ 2000k – 4200k)

 

  • Độ bền của một đôi giày chạy bộ? Nhìn chung theo nhiều nghiên cứu của Mỹ và Châu Âu thì một đôi giày chạy bộ trung bình có độ bền hoạt động tốt nhất từ 700 – 800km (3 – 4 tháng tập luyện đều của một người chạy bộ). Nhưng đối với cuộc thăm dò ở Việt Nam thì nhiều runners chọn chạy tới khi giày khấu hao hẳn khi đế đã mòn, phần đệm bị nén lại hoặc tới khi không thể chạy được nữa thì độ bền có thể dao động từ 1200km – 2500km tùy từng mẫu